Mạng caexpo.com ngày 23/11 đưa tin: Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), trong năm 2013 dệt may Việt Nam đã đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu từ 20 đến 21 tỷ USD, đến năm 2015 xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đạt từ 25 đến 27 tỷ USD.
Theo phân tích, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,8 tỷ USD trong năm 2011, dự kiến đạt 15 tỷ USD trong năm 2012. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… và hướng tới một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga...
Theo báo cáo điều tra của mạng nanbo cho thấy, sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong 5 năm đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 5,9 tỷ USD trong năm 2006, đến năm 2011 đã tăng lên 15,8 tỷ USD.Thực tế cho thấy, sau khi gia nhập WTO và ký kết các FTA, cùng với các ngành kinh tế khác đã mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam. Đông thời, dệt may Việt Nam cũng có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ, cũng như kinh nghiệm quản lí được tốt hơn.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc tham gia vào sân chơi WTO đã tạo ra những tác động tích cực cho dệt may Việt Nam và rõ nét nhất là tăng tưởng xuất khẩu và tăng thị phần xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Xét về thị phần, tính đến nay hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó thị truờng nhập khẩu Hoa Kỳ đứng đầu với kim ngạch khoảng 6,872 tỷ USD trong năm 2011, tăng trưởng hơn 12% so với năm 2010, tiếp theo là EU đạt 2,5 tỷ USD, tăng 33%, đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng 45%.
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2012 toàn ngành đã xuất khẩu được 12,6 tỷ USD và năm 2012 mục tiêu đặt ra sẽ cán đích 17 tỷ USD, tăng từ 7,7-8% so với cùng kỳ năm 2011. Đây cũng là con số mà không dễ gì nhiều doanh nghiệp của ngành dệt may thế giới đạt được mức tăng như vậy. Hiện nay, dệt may vẫn duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Năm 2009, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 6 của Hiệp hội thời trang châu Á, và như vậy vị thế của Việt Nam đã được khẳng định trong nhiệm vụ có tính chiến lược về sản phẩm thiết kế thời trang cũng như việc thực hiện giá trị gia tăng cốt lõi của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.
Trong tương quan chung của các ngành kinh tế, dệt may Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh như hiện nay, ngành dệt may không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, mà còn đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Theo được biết, Chính phủ Việt Nam đã sớm đặt mục tiêu cho ngành dệt may, từ năm 2017-2020, dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu đứng thứ hai, thứ ba trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới. Đồng thời, khẳng định đến năm 2020 dệt may Việt Nam sẽ có từ 5-7% các thương hiệu lớn hội nhập với thị trường thế giới.
Để thực hiện các mục tiêu trên, đội ngũ các nhà quản trị dệt may Việt Nam đã có tầm nhìn chiến lược sâu rộng. Cụ thể, đưa ra các chiến lược nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm thông qua cải tiến công nghệ, mẫu mã, chuyển từ gia công thuần túy trước đây sang FOB, từ một nước nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, hầu như là 100% thì hiện đã giảm xuống còn 60-65% và là bước để các doanh nghiệp dệt và sợi thế giới tạo một niềm tin và mở rộng hợp tác với Việt Nam. Đồng thời, kêu gọi các nhà sản xuất sợi dệt nhuộm thế giới, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược này của Việt Nam và các sản phẩm cao cấp. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tăng cường áp dụng các công nghệ quản lý cao cấp nhằm tăng năng suất lao động, phấn đấu đạt được mục tiêu đứng thứ hai, thứ ba trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới.